THƯ MỤC VĂN HỌC VIỆT NAM

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU

      Công tác thư mục xuất hiện từ rất sớm và luôn là một khâu công tác có ý nghĩa quan trọng và là một trong những hoạt động nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động Thư viện, nhất là trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin như ngày nay.Thông qua công tác này, thư viện có thể thực hiện các chức năng xã hội của mình như phục vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Hoạt động thư mục nói chung và hoạt động biên soạn thư mục nói riêng là những hoạt động không thể thiếu trong các cơ quan thông tin thư viện. Hoạt động biên soạn thư mục là biểu hiện vai trò tích cực của hoạt động thư viện đó là: không chỉ lưu giữ, phổ biến tài liệu, thông tin tích cực thỏa mãn nhu cầu ngày càng phong phú của bạn đọc. Việc biên soạn thư mục trong thư viện nhằm nhiều mục đích khác nhau như: giới thiệu tài liệu mới xuất bản, cung cấp cho bạn đọc một cách chung nhất thông tin về tài liệu. Do đó trong các khâu công tác của thư viện cộng cộng, không thể thiếu hoạt động thư mục, hoạt động này còn có tác dụng thúc đẩy các khâu công tác khác trong thư viện.

       Cùng với sự phát triển của hệ thống thư viện, công tác biên soạn thư mục ngày càng được hoàn thiện. Đặc biệt trong những năm gần đây đã có bước phát triển vượt bậc, phạm vi được mở rộng, xuất hiện rất nhiều loại hình thư mục mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn đọc và những người dùng tin.

         Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, từ năm 2012 song song với việc đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc, xử lý nghiệp vụ, áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào các hoạt động thư viện, Thư viện Trường TH Láng Thượng còn rất chú trọng, quan tâm tới công tác biện soạn thư mục, mục đích của việc biên soạn này là giúp bạn đọc tìm một cách nhanh nhất thông tin về tài liệu phục vụ cho quá trình học tập được hiệu quả hơn.

     Đây là bản thư mục “Văn học Việt Nam ” qua thư mục này giúp các em học sinh có thể tìm được các câu chuyện mà các em đang muốn đọc, để không làm mất nhiều thời gian tìm kiếm. Bố cục được chia ra các phần khác nhau cụ thể như:

 

Phần I: Lời nói đầu

Phần II: Mục lục.

Phần III: Nội dung bản thư mục.

Phần VI: Tra cứu

PHẦN II: MỤC LỤC

                                                                                                                                                                                                                    Trang

PHẦN I:     Lời nói đầu ………………………………..…………….……1

 

PHẦN II:        Mục lục  …………………………………..………..............3

 

PHẦN III:   Nội dung bản thư mục……………………………………......4

PhầnVI:      Tra cứu………………………………..………………..........31

    1. Theo hệ thống mục lục………………….……………...………31
    2. Theo số đăng ký cá biệt …………………………….….……… 31
    3. Theo nhan đề…………………………………………..……… .31

         PHẦN III: NỘI DUNG BẢN THƯ MỤC

1. Bí mật hồ cá thần/ Nguyễn Quang Thiều.- H: Kim Đồng, 2006.- 256tr.;21cm.

          SĐKCB: 01

                   TT: Bí mật hồ cá thần là câu chuyện viết cho thiếu nhi là những hồi tưởng của tác giả về những năm tháng ấu thơ. Trong những năm tháng ấu thơ ấy, tác giả đã nghe, đã nhìn đâu đấy trong làng những câu chuyện quyến rũ về người sống và người đã chết…Cuốn sách kể cho các bạn đọc nhỏ tuổi về những câu chuyện li kì của chàng hiệp sĩ Trán Dô. Cuộc chiến đấu của chàng để quét sạch bọn khủng bố chất dẻo do tên hiệp sĩ mặt đen cầm đầu ra khỏi thị xã là một chiến đấu oanh liệt.

2. Người mẹ cầm súng/ Nguyễn Thi.- H.: Kim đồng, 2006.- 288tr.; 21cm.

          SĐKCB: 02

                   TT: Cái chết anh dũng của nhà văn trong tư thế cầm súng ở cửa ngõ thành phố mang tên Bác cùng với thời gian, hiện lên như một biểu trưng giàu ý nghĩa, nói với hậu thế về vị trí nhà văn trong cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc. Cuốn sách của Nguyễn Thi còn lại như một tượng đài đẹp về chiến công bất tử của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

3. Cây bàng không rủ lá/ Phong Thu.- H: Kim đồng, 2006.- 408tr.; 21cm.

SĐKCB: 03

                   TT: Tác giả mượn truyện loài vật, khi kể tryện trẻ em, việc trên đường, ngoài phố hay trong sân nhà. Tác giả đểu muốn nói với các em một điều chủ yếu: đó là lòng thương, quý trọng mọi người, yêu thương quý trọng công việc và niềm vui của mọi người…Tình yêu thương làm thành gương mặt trong sáng của tuổi thơ và cũng là gương mặt của cuộc đời rộng lớn mai sau…

4. Cỏ may ngày xưa/ Trần Thiên Hương.- H.: Kim đồng, 2006.- 234tr.; 21cm.

SĐKCB: 04

                   TT: Cuốn sách này chưa phải là tất cả những gì Trần Thên Hương viết ra, nhưng chỉ với những trang viết này cũng đã hé lộ cho chúng ta thấy một tấm lòng, một con người luôn sống thẳng thắn, giàu lòng yêu thườn và trách nhiệm với gia đình, bạn bè và đồng loại, con người ấy, tâm hồn ấy có cái gì đó tựa như “Những bông hoa móng rồng trông bên ngoài xấu xí mà thơm thật là thơm…”

5. Một cần câu/ Trần Thanh Địch.- H.: Kim đồng, 2006.- 188tr.; 21cm.

SĐKCB: 05

                   TT: Tác phẩm phản ánh khá rõ nét về ông qua những truyện đi câu hồi nhỏ vừa vui vẻ, nghịch ngợm, vừa thông minh tinh quái, mà còn biết bao xúc động khi đọc phần hồi ức “con nhà quan” chúng ta sẽ được hiểu rõ ông hơn với tuổi thơ thiếu thốn sách đi học lcungx không có, chịu bao nỗi oan thầm lặng…

6. Quê nội/ Võ Quảng.- H.: Kim đồng, 2006.- 352tr.; 21cm.

SĐKCB: 06

                   TT: Tác phẩm phản ánh tâm trạng phấn khởi có phần hơi gây thơ của dân làng, lòng tin tưởng kì diệu của họ vào tương lai đất nước. Tác giả đã đặt câu chuyện xẩy ra tại chính quê hương mình, ấy là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam, một tỉnh nằm giữa nước Việt Nam. Câu chuyện bắt đầu sau cách mạng tháng Tám, sau ngày lễ tuyên bố độc lập của nước Việt Nam năm 1945, một thời kỳ mà mãi đến nay vẫn còn để lại dấu tích trong nền văn học Việt Nam.

7. Chú bé có tài mở khóa/ Nguyễn Quang Thân.- H.: Kim đồng, 2006.- 212tr.; 21cm.

SĐKCB: 07

                   TT: Chú bé có tài mở khóa không phải là một truyện phiêu lưu trong cuộc đời đầy cạm bẫy của một chú bé thông minh lương thiện. Đó còn là một bài ca nhuốm màu lãng mạn về tình người, tình bạn và mối xúc cảm không dứt của trẻ thơ với thiên nhiên và phố phường sông nước…

8. Chú đất Nung/ Nguyễn Kiên.- H.: Kim đồng, 2006.- 482tr.; 21cm.

SĐKCB: 08

                   TT: Cuốn sách có thể coi là những truyện ngắn hay nhất viết cho các em…những cảnh sắc quê hương, những nét dân gian quen thuộc, những kỷ niệm khó quên của tuổi thơ, những thế giới riêng biệt của hoa cỏ, bướm, dế…hiện lên thật đằm thắm, hiền hậu. Đọc cuốn sách này, đâu phải chỉ bạn đọc nhí, mà kể cả những người đọc lớn tuổi, cũng rưng rưng nhớ lại biết bao hoài niệm thuở nào, mình từng là chú bé nhà quê, cái tuổi chiếc gậy tre trong bàn tay xinh xinh, cũng biến thành con ngựa chiến phi như bay trong niềm tưởng tượng…

9. Trăng nước Chương Dương/Hà Ân.- H.: Kim đồng, 2006.- 376tr.; 21cm.

SĐKCB: 09

                   TT: Bằng cái nhìn niềm nở với quá khứ, ở đó mọi năng khiếu của giác quan được phát huy hết mức. Hà Ân làm cho lịch sử bỗng có dung mạo, một tiếng nói, một tâm hồn. Và tự nó lịch sử sẽ mở rộng cánh cửa của mình để đón mởi bạn đọc tìm đến cuốn sách…

10. Tướng Lâm Kỳ Đạt/ Hoàng Văn Bổn.- H.: Kim đồng, 2006.- 308tr.; 21cm.

SĐKCB: 10

                   TT: Cuốn sách không chỉ là nhân chứng mà tác giả còn là người chứng kiến đơn thuần. Anh lao vào cuộc, anh xông xáo dọc ngang, với những nhiệm vụ khác nhau, anh đi nhiều nơi ở Nam Bộ và miền Bắc, sang Lào, ra hải đảo, anh viết truyện, anh quay phim dưới bom đạn, anh cũng là một nhân vật chính trong tác phẩm. Anh tỉ mỉ và tuàn tự kể lại những việc mình làm kề vai sát cánh với bạn bè, đồng đội để góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam bằng một lối văn kể chuyện hết sức tự nhiên, chân thực, phảng phất màu dân dã tươi vui hóm hỉnh.

11. Quê xứ con người/ Xanh Exupêry.- H.: Kim đồng, 2006.- 300tr.; 21cm.

SĐKCB: 11

                   TT: Quê xứ con người là tiếng hát của một hành tinh kỳ diệu…trong lao lực và trong khi cận kề cái chết, tác giả đã nhớ đã tin vào cái cơ ngợi cái cao cả của tâm hồn, cái đẹp của những tinhg cảm giản dị của con người như tình bạn, tình yêu…

12. Đất nước đứng lên/ Nguyên Ngọc.- H.: Kim đồng, 2006.- 220tr.; 21cm.

SĐKCB: 12

                   TT: Vùng đất xưa của họ được nói đến ở đây cũng đã đổi khác rất nhiều, và những hậu duệ của họ hôm nay lại đang đứng trước thách thức mới, có thể còn gay gắt và sâu sắc hơn cha anh họ, theo một kiểu khác. Song có thể tin rằng “Một đất nước đã biết đứng lên” như vậy là một đất nướ tiềm tàng sức sống vô tận, sức mạnh bắt nguồn từ chính nền văn hóa mà cuốn sách đã cố gắng thể hiện một phần. Mong sao tác phẩm còn đưa đến được một niềm tin như vậy cho những ai còn đủ kiên nhẫn đọc tác phẩm này.

13. Lớp học của anh bồ câu trắng/ Thy Ngọc.- H.: Kim đồng, 2006.- 304tr.; 21cm.

SĐKCB:13

                   TT: Tác phẩm đã để lại một ấn tượng không phai mờ đối với ai đã một lần đọc nó. Thy Ngọc là một người lịch lãm, luôn luôn nhã nhặn đến mức rụt rè trước người đối thoại. Anh có nụ cười dễ mến, dễ gần không ngăn cách. Nhưng ẩn chứa đằng sau là gương mặt của một si phu Bắc Hà, hiểu người, hiểu mình thâm thúy lắm…

14. Phù sa/ Đỗ Chu.- H.:Kim đồng, 2006.- 234tr.; 21cm.

SĐKCB:14

                   TT: Với Đỗ Chu vẻ đẹp giản dị và sang trọng của văn học chính là cái mà ông đang phải lặn lội, nhọc nhằn tìm kiếm, tìm kiếm suốt đời. Một sự khai mở vững vàng, một hành trình học tập, sáng tạo của một cây bút với những thành tựu không dễ thấy trong đời sống văn học những thaaph kỷ vừa qua.

15. Những tia nắng đầu tiên/ Lê Phương Liên.- H.: Kim đồng, 2006.- 268tr.; 21cm.

SĐKCB: 15

                   TT: Những tia nắng đầu tiên kể về kết quả học tập và tình bạn ríu rít thân thương sau bao nhiêu ngày tháng mệt mài, hào hứng cắp sách tới trường ở tuổi niên thiếu của một lớp học. Ví như những tia nắng sớm báo hiệu một ngày mai tưng bừng, náo nức hơn nữa của một thời học sinh cất bước đi lên, hồn nhiên và tha thiết.

16. Cao điểm cuối cùng/ Hữu Mai.- H.: Kim đồng, 2006.- 424tr.; 21cm.

SĐKCB: 16

                   TT: Cuốn sách đã làm rung động bạn đọc vì nó phản ánh được khá trung thực cuộc chiến đấu và những con người đã viết nên trang sử chói lọi của dân tộc. Tính chân thực đặc biệt của bối cảnh lịch sử, sự việc diễn biến và các nhân vật được xây dựng nên trong cuốn tiểu thuyết đã làm cho nó trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, đồng thời tạo ta cho Cao điểm cuối cùng trong một chừng mực nào đó, giá trị một sử liệu.

17. Đội thiếu niên xung kích Đình Bảng/ Xuân Sách.- H.: Kim đồng, 2005.- 304tr.; 21cm.

SĐKCB: 17

                   TT: Đội thiếu niên xung kích Đình Bảng đã được ghi tên trong lịch sử truyền thống của Đội, đã có ảnh trong viện bảo tàng cách mạng, tên tuổi đã vang xa ngoài biên giới. Đến Đình Bảng, các bạn đã biết đấy, có nhiều phái đoàn các nước tới hỏi thăm, có nhiều thư từ và quà tặng của các bạn nhỏ từ Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên gửi tới…

18. Cuộc chia ly của những vì sao/ Trung Trung Đỉnh.- H.: Kim đồng,2007.- 288tr.; 21cm.

SĐKCB: 18

                   TT: Cuốn sách mà tác giả viết về Tây Nguyên là tất cả. là cuộc đời anh, là nỗi ám ảnh từ sự mê hoặc, là sự rơi chìm, nhấn chìm, trùm lên toàn bộ cuộc đời anh, mê mản suốt đời, không cách gì rút ra, thoát ra được, cho đến chết. Anh đã sáng tạo ra một cách viết mới mẻ Tây Nguyên và do đó đã khám phá lại cho ta một lần nữa cái thế giới Tây Nguyên khiêm nhừng, lấn khuất mà tuyệt đẹp ấy. Tập truyện ngắn này của tác giả là một minh chứng rõ rệt.

19. Dưới bóng hoàng lan/ Thạch Lam.- H.: Kim đồng, 2006.- 304tr.; 21cm.

SĐKCB: 19

                   TT: Nói đến nghệ thuật của Thạch Lam, tức là nói cụ thể đến nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam. Một số truyện ngắn của Thạch lam có thể coi là mẫu mực được. Có những truyện ngắn ở cái thời bấy giời, đọc xong thấy nó đọng lại trong người ta như một câu hỏi bức thiết của tác giả, như một lời trách móc kín đáo…

20. Cát cháy/ Thanh Quế.- H.: Kim đồng, 2006.- 304tr.; 21cm.

SĐKCB: 20

                   TT: Truyện Thanh Quế là những truyện chủ yếu viết về chiến tranh nhưng ở đây tiếng súng dường như rất thưa. Ấy không phải là những trang “Tả trận” những dòng “mang đậm hơi thở chiến trường” với những trận đánh, bom rơi đận lạc và khói lửa bời bời nhưng lại lột tả được tinh thần quật khởi, ý chí quyết chiến, quyết thắng cũng như sự hy sinh lớn lao và cao cả của những người dân.

21. Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công/ Vũ Tú Nam.- H.: Kim đồng, 2006.- 428tr.; 21cm.

SĐKCB: 21

                   TT: Tác phảm của Vũ Tú Nam, nhất là các truyện ngắn, có nhiều ưu điểm: cái nhìn về đời sống nhân hậu trong sáng, vốn sống khá dồi dào về các vùng quê của chính mình, nghệ thuật diễn đạt giản dị và giàu sức truyền cảm.

22. Vùng mỏ/ Võ Huy Tâm.- H.: kim đồng, 2006.- 360tr.; 21cm.

SĐKCB: 22

                   TT: Vùng mỏ là tiểu thuyết đầu tay của Võ Huy Tâm, giải nhất giải thưởng văn nghệ Việt Nam là thành quả nghệ thuật của một người công nhân viết văn. Mốn biết người thợ lò Quảng Ninh hồi chống Pháp sống và đấu tranh ra sao, trăn trở những điều gì, có lẽ cách tốt nhất là đọc Vùng Mỏ của Võ Huy Tâm. Sáng tác của ông gần như là một thứ bách khoa toàn thư về đất mỏ thời thuộc Pháp.

23. Trăng vùi trong cỏ/ Trần Đức Tiến.- H.: Kim đồng, 2006.- 332tr.; 21cm.

SĐKCB: 23

                   TT: Tác giả viết cho các em là viết cho đứa trẻ con ở ngay trong chính tác giả, hy vọng đứa trẻ đó sẽ bước ra từ trang sách để làm bạn với những đứa trẻ khác ngoài đời.

24. Bầu trời trong quả trứng/ Xuân Quỳnh.- H.: Kim đồng, 2006.- 156tr.; 21cm.

SĐKCB:24

                   TT: Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, thơ Xuân Quỳnh nói chính lời trẻ thơ, để ngụ vào đấy một triết lý hồn nhiên của sự sống, thứ triết lý mà ở mỗi lưa tuổi có thể hấp thụ một cách riêng. Ở đây không có sự cao đạo lên giọng, truyền giảng đã đành, mà cũng không phải là lối nhại mượn, bắt trước…Đọc Xuân Quỳnh thấy tác giả làm thơ thật dễ dàng, cứ như nước ngọt tuôn ra từ một mạch nguồn trong trẻo.

25. Quê mẹ/ Thanh Tịnh.- H.: Kim đồng, 2006.- 256tr.; 21cm.

SĐKCB: 25

                   TT: Tác giả viết về làng Mỹ Lý (Một dặm đẹp) có lẽ không phải là một làng có thật trên bản đồ. Nhưng mà lại thật hơn, nếu có thể nói thế, đầy đủ và hoạt động hơn bất cứ một làng nào. Làng Mỹ Lý có lẽ chỉ là biểu hiện cho tất cả các làng mạc trong một miền, nhưng cái tài của tác giả đã khiến cho gần gũi và thân mật, chúng ta tưởng đâu như sống đã lâu năm ở trong đó, cùng với người lang tham dự vào các công việc hàng ngày và cùng chia sẻ những buồn vui.

26. Xóm đê ngày ấy/ Phan Thị Thanh Nhàn.- H.: Kim đồng, 2006.- 236tr.; 21cm.

SĐKCB:26

                   TT: Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là người hà Nội. Bức tranh Hà Nội mà chị miêu tả vừa nhuốm vẻ lầm than nơi xóm đê, nơi ngoại ô nghĩa địa…Vừa ẩn hiện bóng dáng của những gia đình cổ kính. Những nhân vật trẻ thơ của tác giả có một tuổi thơ vất vả và đầy biến động. Tấm lòng xót xa thương cảm của nhà thơ với tuổi thơ đã khiến cái duyên hà Nội của tác giả tỏa hương lưu luyến để người đọc phải đọc đi đọc lại.

27. Sao khuê lấp lánh/ Nguyễn Đức Hiền.- H.: Kim đồng, 2006.- 336tr.;21cm.

SĐKCB: 27

                   TT: Cuốn sách “Sao khuê lấp lánh” không phải chỉ là viết cho các em mà người lớn đọc cũng thấy vững vàng. Là một người thấm nhuần thơ Nguyễn Trãi và viết tiểu luận về thơ Ức trai, có một mối tương liên sâu sắc với truyện “Sao khuê này”.

28. Nơi xa/ Văn Linh.- H.: Kim đồng, 2006.- 300tr.; 21cm.

SĐKCB: 28

                   TT: Bằng đôi cánh nhà văn đã sẵn sàng vượt khỏi mọi cám dỗ tráng men, mọi dục vọng thơm tho, các lâu đài quyền quý, nguy nga đang bay thẳng tới cõi ánh sáng trác tuyệt. Nếu và có thể lắm chứ, bị rã cánh giữa đường, nhà văn cũng đủ hạnh phúc khi mình đã được sải rộng, vươn dài đôi cách giữa bao la tinh cầu.

29. Chân trời cũ/ Hồ Dzếnh.- H.: Kim đồng, 2006.- 186tr.; 21cm.

SĐKCB: 29

                   TT: “Dòng máu Trung Hoa đến tôi không còn nguyên vẹn nữa. Nhưng đó là dòng máu của cội nguồn, quê cha đã hòa chung cùng dòng máu Việt Nam để làm nên tâm tư, tình cảm văn phong của Chân trời cũ. Thêm vào đó là cuộc sống quá ư nghèo nàn, tù túng của một làng quê với những số phận của con người hẩm hiu, nghèo khổ mà tôi gần gũi, thân yêu ngay từ khi còn thơ ấy”.

30. Sống mãi với thủ đô/Nguyễn Huy Tưởng.- H.: Kim đồng, 2006.- 620tr.; 21cm.

SĐKCB: 32

                   TT: Nói đến chất thơ trong sống mãi với Thủ đô trước hết là nói đến cái nhìn sâu vào bên trong các biến cố của đời sống, phát hiện trong hiện tại những gì thuộc về quá khứ và báo hiệu cho tương lai… trong nét vẽ rành rõ, sáng sủa của hiện tại, anh phủ lên mottj lượt mây mờ cổ kính của quá khứ và cũng đồng thời rọi chiếu một thứ ánh sáng rực rỡ của tương lai.

31. Huyền Trân Công Chúa/ Viết Linh.- H.: Kim đồng, 2006.- 532tr.; 21cm.

SĐKCB: 33

                   TT: Tác giả viết với một giọng văn giản dị và hóm hỉnh, Viết Linh luôn luôn đưa đến cho các em những câu chuyện nhỏ nhắn nhưng hấp dẫn và tươi mới. Tưởng như cuộc sống lam lũ đã làm cho những trang văn của ông ngày một đẹp lên.

32. Sừng rượu thề/ Nghiêm Đa Văn.- H.: Kim đồng, 2006.- 604tr.; 21cm.

SĐKCB: 34

                   TT: “…Chỉ trong thoáng chốc nhà vua nhỏ tuổi đã chạy lên tới đỉnh cao nhất của dàn hỏa thiêu, ôm chầm lấy Ỷ Lan thái phi và thét lên một tiếng mà tất cả các đứa trẻ con biết yêu thương mẹ vào tuổi đó đều thét lên khi người mẹ kính yêu nhất đời của mình gặp nạn. Tiếng thét: “ Mẹ ơi mẹ ở lại với con…” Vang lên tha thiết trong không khí trang nghiêm huyền bí…Đó là tiếng nói của một vị vua nên lời vua cũng chính là lệnh…”

33. Hồi đó ở Sa Kỳ/ Bùi Minh Quốc.- H.: Kim đồng, 2006.- 480tr.; 21cm.

SĐKCB: 35

                   TT: Tác giả khởi nghiệp văn chương bằng thơ và nổi tiếng ngay từ bài thơ lên miền tây viết năm cuối cùng ở trường phổ thông. Vì thế mà văn xuôi của ông thấm đẫm chất thơ với những hình ảnh và nhạc điệu du dương diệu vợi. Nhưng điều quan trong hơn là khi viết truyện cho thiếu nhi, ông như sống lại chính tuổi thơ mình, một tuổi thơ bầm dập lửa đạnchiến tranh với những ước mơ đẹp như cổ tích; lòng tốt sẽ chiến thắng tất cả. Chính vì thế mà văn xuôi của ông có sức quyến rũ những người say lý tưởng, đặc biệt là những bạn trẻ luôn gửi niềm tin vào lòng tốt của con người.

34. Vợ nhặt/ Kim Lân.- H.: Kim đồng, 2006.- 364tr.; 21cm.

SĐKCB: 395

                   TT: Kim Lân viết rất hay về những cái gọi là “Thủ đồng quê” hay “Phong lưu đồng ruộng”. Đó chính là những thú chơi lành mạnh mang màu sắc văn hóa truyền thống của những người dân quê như đánh vật, nuôi chó săn, gà chọi, thả chim…

                   Sau năm 1945 Kim Lân vẫn tiếp tục viết về làng quê Việt Nam…làng, Vợ nhặt, xứng đáng thuộc loại những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại…

35. Số đỏ/ Vũ Trọng Phụng.- H.: Kim đồng, 2006.- 644tr.; 21cm.

SĐKCB: 79

                   TT: Đối với vũ trụ vô cùng vô tận, hai mươi tám tuổi với tám chín mươi tuổi không thể kể là ít với nhiều. Vì vậy Trang Tử mới bảo Bành Tổ là yểu mà đứa trẻ con chết đẹn là thọ. Thọ hay yểu không quan hệ ở cái sống nhiều sống ít, nó quan hệ ở chỗ có gì để lại cho đời sau hay không. Xã hội chỉ thiếu những người làm nên công nghiệp, không thiếu những ông ăn thịt ép, bú sữa người. Ngoảnh lại mà xem, những ông bú sữa người và ăn nước thịt ép ngày xưa, đến nay còn có gì là di tích. Vũ Trọng Phụng tuy chết nhưng những tác phẩm của ông vẫn còn sống với mai sau …Thế cũng là thọ.

36. Thi nhân Việt Nam/ Hoài Thanh, Hoài Chân.- H.: Kim đồng, 2006.- 448tr.; 21cm.

SĐKCB: 397

                   TT: Những gì ta trách Xuân Diệu? Xuân Diệu nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta. Đời chúng ta nằm trong vòng chữ “Tôi”. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu ta càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuông cùng Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ.Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.

37. Tuổi thơ dữ dội tập 1/ Phùng Quán.- H.: Kim đồng, 2013.- 398tr.; 21cm.

SĐKCB: 41

                   TT: “ Tuổi thơ dữ dội không phải chỉ là một câu chuyện cổ tích, mà là một câu chuyện có thật, ở chốn trần gian, ở đó những con người tuổi nhỏ đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc với một chuỗi những chiến công đầy ắp những li kì và hấp dẫn. Đọc Tuổi thơ dữ dội chính là đọc lại một phần lịch sử tuổi thơ Việt, thấm đẫm xúc động, cảm phục và tự hào”.

38. Tuổi thơ dữ dội tập 2/ Phùng Quán.- H.: Kim đồng, 2013.- 398tr.; 21cm.

SĐKCB: 37

TT: “ Tuổi thơ dữ dội không phải chỉ là một câu chuyện cổ tích, mà là một câu chuyện có thật, ở chốn trần gian, ở đó những con người tuổi nhỏ đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc với một chuỗi những chiến công đầy ắp những li kì và hấp dẫn. Đọc Tuổi thơ dữ dội chính là đọc lại một phần lịch sử tuổi thơ Việt, thấm đẫm xúc động, cảm phục và tự hào”.

39. Đất quê ta người quê ta/ Báo Hà Tây.- H.: Báo Hà Tây, 1999.- 508tr.; 21cm.

SĐKCB: 36

                   TT: Tập sách chia thành hai phần: Người quê ta và đất quê ta. Đối với “Người quê ta” sắp xếp thứ tự: nhân vật truyền thuyết; nhân vật lịch sử; rồi đến những chiến sĩ cách mạng và văn nghệ sĩ-tri thức. “ Đất quê ta” bao gồm những bài về gia đình, chùa, các di tích, địa danh lịch sử-văn hóa, lại cũng có cả các bài giới thiệu hương vị các món đặc sản của quê hương Hà Tây.

40. Kể chuyện ngàn xưa Thăng Long Hà Nội/ Ban tuyên giáo thành ủy Had Nội.- H.: Hà Nội, 2010.- 188tr.; 21cm.

SĐKCB: 43

                   TT: Kể chuyện ngàn xưa Thăng Long-Hà Nội tập hợp những câu chuyện, sự tích tiêu biểu về con người, địa danh Thăng Long- Hà Nội trong hơn 1000 năm qua. Những câu chuyện được bắt đầu từ thời tiền Thăng Long dẫn dắt tới thời định đô và phát triển của Thăng Long, nêu bật những giá trị văn hóa, lịch sử của con người và mảnh đất ngàn năm văn vật.

41. Vằng vặc một tấm lòng/ Hội nhà văn Việt Nam.- H.: Giáo dục, 2007.- 250tr.; 21cm.

SĐKCB:55

                   TT: Những truyện ngắn được tuyển chọn trong bộ sách này có thể có những chi tiết còn gượng ép, tình huống còn mờ nhạt, văn phong chưa hẳn đã lôi cuốn người đọc, song đều ấm áp tình đời, tình người, tình thầy trò cao cả. Dù nhân vật người thầy ở đây được xây dựng chính diện hay phản diện, đều toát lên mong muốn của một xã hội công bằng, một nền giáo dục ưu việt, và những người chở con thuyền giáo dục của nước nhà phải là những người lái đò có phẩm chất ưu tú. Mỗi truyện ngắn là một tấm gương cho mỗi người tự soi lại mình…

42.Giáo giới trường tôi liệt truyện/ Hội nhà văn Việt Nam.- H.: Giáo dục, 2007.- 242tr.; 21cm.

SĐKCB:56

                   TT: Những truyện ngắn được tuyển chọn trong bộ sách này có thể có những chi tiết còn gượng ép, tình huống còn mờ nhạt, văn phong chưa hẳn đã lôi cuốn người đọc, song đều ấm áp tình đời, tình người, tình thầy trò cao cả. Dù nhân vật người thầy ở đây được xây dựng chính diện hay phản diện, đều toát lên mong muốn của một xã hội công bằng, một nền giáo dục ưu việt, và những người chở con thuyền giáo dục của nước nhà phải là những người lái đò có phẩm chất ưu tú. Mỗi truyện ngắn là một tấm gương cho mỗi người tự soi lại mình…

43.Mùa cát nổi/ Hội nhà văn Việt Nam.- H.: Giáo dục, 2008.- 272tr.; 21cm.

SĐKCB:57

                   TT: Những truyện ngắn được tuyển chọn trong bộ sách này có thể có những chi tiết còn gượng ép, tình huống còn mờ nhạt, văn phong chưa hẳn đã lôi cuốn người đọc, song đều ấm áp tình đời, tình người, tình thầy trò cao cả. Dù nhân vật người thầy ở đây được xây dựng chính diện hay phản diện, đều toát lên mong muốn của một xã hội công bằng, một nền giáo dục ưu việt, và những người chở con thuyền giáo dục của nước nhà phải là những người lái đò có phẩm chất ưu tú. Mỗi truyện ngắn là một tấm gương cho mỗi người tự soi lại mình…

44. Hoàng Lê nhất thống chí/ Ngô Gia Văn Thái.- H.: Kim đồng, 2006.- 496tr.; 21cm.

SĐKCB: 396

                   TT: Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán của tác giả thuộc dòng họ ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi, do một số tác giả kế tục nhau viết, trong những thời điểm khác nhau. Toàn bộ tác phẩm gồm mười bẩy hồi. Nội dung của tác phẩm chủ yếu phản ánh cuộc tranh ngôi đoạt quyền dữ dội giữa các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, và cuộc nổi dậy đầy khí thế của phong trào nông dân Tây Sơn.

45. Hà Nôi rong ruổi quẩn quanh/ Băng Sơn.- H.: Kim đồng, 2013.- 188tr.; 21cm.

SĐKCB: 77

                   TT: “Ông nhớ và biết rất rõ từng con phố của Hà Nội dài, ngắn thế nào, những ngôi nhà khác nhau ra sao, trong một số ngôi nhà ông cũng nhớ có ai đang ở trong đó, họ là người như thế nào…Tất cả những gì thuộc về Hà Nội, của Hà Nội dường như đã lọt vào trong trí não tâm hồn con người ông”.

46. Ma Văn Kháng/ Ma Văn Kháng.- H.: Kim đồng, 2013.- 202tr.;21cm.

SĐKCB:63

                   TT: Truyện ngắn của Ma Văn Kháng có nét đặc sắc riêng. Ở thể loại tự sự cỡ nhỏ này ông thường kể lại những câu chuyện hàng ngày với một tấm lòng yêu thương, chia sẻ, một tinh thần nhân văn đằm thắm với một trữ lượng ngôn ngữ giàu có. Vừa thích thú về sự sống động, hóm hỉnh của laoij hình văn chương gần cận với cuộc sống của con người, vừa thú vị về những triết lí nhân sinh ngầm ẩn trong mỗi cốt truyện, người đọc lại có thể rung động vì những cảm xúc sâu xa cùng chất trữ tình man mác ở mỗi tiết đoạn văn chương của ông. Tập truyện là những câu truyện ngắn có nội dung gần gũi với tuổi thơ, những trang văn có nhân vật là trẻ em hoặc những nhân vật, sự việc xoay quanh thế giới tuổi thơ cũng đã được viết từ nguồn cảm hứng, niềm yêu mến cuộc sống và lòng yêu thương dành cho con trẻ và tuổi trẻ nhà văn.

47. Nguyễn Huy Tưởng/ Nguyễn Huy Tưởng.- H.: Kim đồng, 2013.- 238tr.; 21cm.

SĐKCB: 65

                   TT: Cuốn sách này tập hợp những truyện cổ tích và lịch sử quen biết của ông và cả một số truyện mới được phát hiện gần đây. Tác giả muốn coi đây như một món quà chứa đựng những tình cảm ưu ái của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng dành cho các em, những chủ nhân tương lại của đất nước mà ông luôn đặt trọn niềm tin yêu qua những trang viết thấm đẫm tình yêu thương con người trân trọng cuộc đời.

48. Trần Đức Tiến/ Trần Đức Tiến.- H.: Kim đồng, 2013.- 142tr.; 21cm.

SĐKCB: 67

                   TT: Tất cả những câu chuyện ông kể là những hiện thực mà những đứa trẻ hay cả người lớn chúng ta đã và đang chứng kiến. Kể cả những câu chuyện mà ta nghĩ rằng đó chỉ là trí tưởng tượng của nhà văn. Nhưng hiện thực vẫn mãi mãi là hiện thực nếu nó không dấu một ô cửa bí ẩn ở bức tường cuối cùng của hiện thực đó. Câu chuyện về những chú thạch sùng chuyển nhà là một ví dụ tuyệt vời.

49. Nguyên Hồng/ Nguyên Hồng.- H.: Kim đông, 2013.- 178tr.; 21cm.

SĐKCB: 69

                   TT: Những truyện ngắn của Nguyên Hồng chủ yếu viết trong thời kỳ cách mạng Tháng Tám. Dường như nhà văn không thể không viết về những gì đang diễn ra làm trái tim ông như rỉ máu. Ông đăm chiêu, nặng lòng suy nghĩ về những thân phận nhỏ bé, yếu đuối, bị các thế lực trong xã hội cướp đoạt, bất công. Hãy nghe nhà văn nói về Thạo bé trong truyện ngắn Giọt máu “ Trước ánh lửa bếp lom nhom và ánh đèn lù mù, sắc mặt Thạo càng xạm thêm, ngây dại và cô độc hơn . Con bé ấy gắp ra, húp nước dưa và nhất là xới cơm đều rón rén như sợ rằng nó không được phép ăn những thứ quý báu lắm ấy”.

50. Nguyễn Kiên/ Nguyễn Kiên.- H.: Kim đồng, 2013.- 184tr.; 21cm.

SĐKCB: 71

                   TT: Cuốn sách ấn tượng hơn cả là những thiên truyện dính dáng đến làng quê, sở trường của Nguyễn Kiên. Những chuyện: Chú Đất Nung, Ông tướng canh đền, chiếc lá, có một chú chim sâu…, có thể coi là những truyện ngắn hay nhất viết cho các em…những cảnh sắc quê hương, những nét dân gian quen thuộc, những kỷ niệm khó quên của tuổi thơ, những thế giới riêng biệt của hoa cỏ, bướm, dế… hiện lên thật đằm thắm, hồn hậu.

51. Vũ Tú Nam/ Vũ Tú Nam.- H.: Kim đồng, 2013.- 268tr.; 21cm.

SĐKCB: 64

                   TT: Khác với nhiều cây bút viết cho thiếu nhi quá nhấn tới yếu tố li kì, lạ lẫm, nhà văn Vũ Tú Nam sử dụng bút pháp kể chuyện giản dị, tinh tế. Nhà văn lặng lẽ cùng các em, khơi gợi ở các em cặp mắt đôn hậu nhìn vào thế giới thân quen mình. Thông qua vẻ đẹp giản dị, gần gũi quanh ta, thổi nguồn tình cảm nồng ấm và thế giới tâm linh của mình, thông qua đó mà truyền tình cảm  tới tâm hồn trẻ thơ. Nhà văn Vũ Tú Nam thường viết các mẩu truyện thật cô đúc, thường chỉ một hai trang in. Một lối văn tả, xen kẽ và nhuyễn vào những suy nghĩ, là phần ý tưởng sâu xa của câu chuyện.

52. Võ Quảng/ Võ Quảng.- H.: Kim đồng, 2013.- 110tr.; 21cm.

SĐKCB: 73

                   TT: Những trang Võ Quảng cả văn và thơ đều chan chứa một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ hoa trái, chim muông nơi cảnh sống quanh ta; cùng là chan chứa một tình quê, nơi những người thân yêu cùng sống, nơi chứa đựng những kỉ niệm thời thơ ấu, nơi ghi nhận từng bước sự trưởng thành của đời người. Toàn bộ thế giới đồng thoại của Võ Quảng chứa đựng một triết lí sống, một kinh nghiệm sống thật hồn quê mà sâu xa. Đọc đồng thoại của Võ Quảng ta như càng được chứng minh khả năng tung hoành của tưởng tượng, điều mà chính tác giả cũng đã từng khẳng định: “ không có chỗ gọi là xa xôi, không có vấn đề gì gọi là cao siêu mà truyện đồng thoại không vươn tới được.”

53. Ăn mày dĩ vãng/ Chu Lai.- H.: Hà Nội, 2006.- 346tr.; 21cm.

SĐKCB: 74

TT: Trích “Tất cả đi ra hết, tôi còn nán lại một chút với dáng hình em vương vấn ở đâu đó. Tôi muốn nói với em một lời: cuộc chiến tranh vừa qua có thể là một trò đùa nhưng sự mất mát lại là có thật. Cuộc đời hôm nay chỉ có thể là tấn tuồng nhưng nỗi buồn không bao giờ là một màn kịch cả. Phải như vậy không em”.

54. Phố/ Chu Lai.- H.: Hà Nội, 2006.- 346tr.; 21cm.

SĐKCB: 75

                   TT: “ Những sợi mưa mỏng đan xiên xiên vào nắng nhẹ, dệt nên những dây kim nhũ ánh bạc rồi thảng thốt dừng lại, ngọt ngào chui sâu xuống lòng cát mịn mềm. Gió lao xao. Cả bãi biển cũng lao xao cảnh bình yên, thơ thới. Và xanh. Xanh đến ngút ngát. Tưởng chừng như làn gió mặn mòn hơi biển kia cũng mang màu xanh từ khoảng trời nào xa lắm về đây. Chỉ có những cánh buồm tần tảo ngoài xa và thân thể những con người ở gần đang nô rỡn, hòa nhập tận cùng với thiên nhiên nguyên thủy là phết vào một màu sắc khác.

55. Ba lần và một lần/ Chu Lai.- H.: Hà Nội, 2006.- 374tr.; 21cm.

SĐKCB: 76

                   TT: Xin bạn đọc đừng cho đó là một cái tên cầu kỳ, mang đậm tính đánh đố số học cốt để làm duyên làm dáng bởi lẽ, nó chỉ hàm chứa một nội dung giản dị thế này thôi: Ba lần tha tội và một lần không thể tha nhưng…

                   Vâng tất cả câu chuyện rối rắm được trình bày hy vọng tằng sẽ không đến nỗi rối rắm lắm rồi sẽ làm thỏa mãn bạn đọc về cái tiếng nhưng mà thường ở đời là không mấy hay ho ấy. Nhưng…lại nhưng rồi! nó vốn dĩ vẫn thế, xưa nay thế và mai sau này vẫn thế, biết làm sao được.

56. Bác tạp vụ và ông Giám đốc Sở/ Hội nhà văn Việt nam.- H.: Giáo dục, 2007.- 246tr.; 21cm.

SĐKCB: 81

                   TT: Những truyện ngắn được tuyển chọn trong bộ sách này có thể có những chi tiết còn gượng ép, tình huống còn mờ nhạt, văn phong chưa hẳn đã lôi cuốn người đọc, song đều ấm áp tình đời, tình người, tình thầy trò cao cả. Dù nhân vật người thầy ở đây được xây dựng chính diện hay phản diện, đều toát lên mong muốn của một xã hội công bằng, một nền giáo dục ưu việt, và những người chở con thuyền giáo dục của nước nhà phải là những người lái đò có phẩm chất ưu tú. Mỗi truyện ngắn là một tấm gương cho mỗi người tự soi lại mình…

57. Nhà Chử/ Tô Hoài.- H.: Văn hóa dân tộc, 1997.- 144tr.; 19 cm

SĐKCB: 82

                   TT: Chử nhỏm dậy. Lật đật, chân chèo, chân lái, chân đốc, chân mũi.